1.Báo cáo kết quả kinh doanh là gì?

 

Báo cáo kết quả kinh doanh là một thành phần của báo cáo tài chính.Thể hiện các số liệu về doanh thu, chi phí, lãi lỗ trong kỳ được nhà quản trị quan tâm mà kế toán thường xuyên phải lập định kỳ (tuần, tháng, quý, năm), một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của kế toán là lập báo cáo tài chính kịp thời, chính xác phục vụ nhu cầu của nhà quản trị.

Báo cáo này phản ánh một số chỉ tiêu chủ yếu là doanh thu, chi phí và lợi nhuận của một doanh nghiệp trong một kỳ báo cáo được thể hiện như hình dưới đây:

 

Báo cáo kết quả kinh doanh là gì?

 

Ví dụ: Bảng báo cáo KQKD của  công ty X (đvt: tỷ đồng) như sau:

Mẫu báo cáo kết quả kinh doanh

 

 

2. Tầm quan trọng của báo cáo kết quả kinh doanh

 

Đối với từng nhóm đối tượng, tầm quan trọng của báo cáo kết quả kinh doanh có sự khác nhau. Đối với nhóm nhà quản trị, họ có thể đưa ra những thay đổi kịp thời về hoạt động của đơn vị như mở rộng hoạt động, tiếp cận thị trường mới, cắt giảm chi phí, hay thay đổi chiến lược kinh doanh. Thêm nữa, với những thông tin từ báo cáo kết quả kinh doanh, nhà quản trị có thể xác định những vấn đề tiềm ẩn và có biện pháp kịp thời. Đối với cổ đông và nhà đầu tư, họ quan tâm tới lợi nhuận và khả năng sinh lời của doanh nghiệp để từ đó đưa ra các quyết định đầu tư. Đối với các cơ quan quản lý và ngân hàng, họ cần thông tin để đảm bảo các tổ chức đang tuân thủ các quy định pháp lý và đưa ra các đánh giá về rủi ro tín dụng của tổ chức. Như vậy, doanh nghiệp có thể tạo niềm tin và sự minh bạch với các bên liên quan.

 

3.Kết cấu của báo cáo kết quả kinh doanh

 

Bảng Kết Quả Kinh Doanh (Income Statement) thường được chia thành nhiều phần, mỗi phần tương ứng với một thành phần quan trọng trong quá trình tính toán và hiểu hiệu suất tài chính của doanh nghiệp. Dưới đây là cấu trúc phổ biến của bảng kết quả kinh doanh:

 

3.1 Nhóm doanh thu

 

Mục này sẽ bao gồm các chỉ tiêu liên quan tới doanh thu của doanh nghiệp. Tới từ các hoạt động kinh doanh chính như bán hàng và cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác:

 

  • Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Tổng doanh thu bán hàng hóa, thành phẩm, doanh thu cung cấp dịch vụ và doanh thu khác trong kỳ báo cáo của công ty. Lưu ý, doanh thu ở đây không bao gồm các loại thuế thu như thuế giá trị gia tăng (VAT).

  • Các khoản giảm trừ doanh thu: Các khoản được ghi giảm trừ vào tổng doanh thu, bao gồm các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị hoàn lại trong kỳ báo cáo. 

  • Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ: Doanh số từ các hoạt động của công ty trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu

  • Giá vốn hàng bán: Tổng giá vốn của hàng hóa, hay chi phí cần có để sản xuất hàng hóa và dịch vụ

  • Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ: Độ chênh lệch giữa doanh thu thuần của doanh nghiệp và giá vốn hàng bán

  • Doanh thu hoạt động tài chính: Tổng doanh thu của doanh nghiệp từ các hoạt động tài chính thuần phát sinh trong kỳ báo cáo

3.2 Nhóm chi phí

 

Mục này bao gồm các chỉ tiêu liên quan tới chi phí doanh nghiệp đã bỏ ra, bao gồm:

 

  • Chi phí tài chính: tổng chi phí tài chính, gồm tiền lãi vay phải trả, chi phí góp vốn liên doanh, liên kết,…

  • Chi phí lãi vay: được tính vào chi phí tài chính

  • Chi phí bán hàng: chi phí bán hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp

  • Chi phí quản lý doanh nghiệp: chi phí cần thiết cho hoạt động quản lý kinh doanh

  • Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Được tính bằng cách lấy tổng lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ và doanh thu hoạt động tài chính trừ đi các chi phí tài chính, lãi vay, bán hàng, quản lý doanh nghiệp

  • Thu nhập khác: thu nhập phát sinh trong kỳ kế toán

  • Chi phí khác: chi phí phát sinh trong kỳ kế toán

  • Lợi nhuận khác: độ chênh lệch giữa thu nhập khác và chi phí khác

  • Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế: tổng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và hoạt động khác của doanh nghiệp trước khi trừ chi phí thuế

  • Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành: chi phí thuế phát sinh trong kỳ kế toán

  • Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại: chi phí thuế hoãn lại hoặc thu nhập thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong kỳ kế toán

3.3 Nhóm lợi nhuận

 

Mục này bao gồm các chỉ tiêu liên quan tới chi phí doanh nghiệp đã bỏ ra, bao gồm:

 

  • Chi phí tài chính: tổng chi phí tài chính, gồm tiền lãi vay phải trả, chi phí góp vốn liên doanh, liên kết,…

  • Chi phí lãi vay: được tính vào chi phí tài chính

  • Chi phí bán hàng: chi phí bán hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp

  • Chi phí quản lý doanh nghiệp: chi phí cần thiết cho hoạt động quản lý kinh doanh

  • Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. được tính bằng cách lấy tổng lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ và doanh thu hoạt động tài chính trừ đi các chi phí tài chính, lãi vay, bán hàng, quản lý doanh nghiệp

  • Thu nhập khác: thu nhập phát sinh trong kỳ kế toán

  • Chi phí khác: chi phí phát sinh trong kỳ kế toán

  • Lợi nhuận khác: độ chênh lệch giữa thu nhập khác và chi phí khác

  • Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế: tổng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và hoạt động khác của doanh nghiệp trước khi trừ chi phí thuế

  • Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành: chi phí thuế phát sinh trong kỳ kế toán

  • Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại: chi phí thuế hoãn lại hoặc thu nhập thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong kỳ kế toán

 

4. Các bước đọc và đánh giá các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh

 

Đối với báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, ta nên nhóm riêng từng mục doanh thu, chi phí để có thể dễ dàng theo dõi các biến động

Bước 1: Tách riêng doanh thu và chi phí

Bước 2: Tính toán tỷ trọng của từng doanh thu trong tổng doanh thu, tỷ trọng từng chi phí trong tổng chi phí, và sự thay đổi của chúng so với cùng kỳ.

Bước 3: Quan sát sự thay đổi.

Theo dõi báo cáo kết quả kinh doanh sẽ cho ta thấy doanh thu trong kỳ đạt bao nhiêu, lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận ròng của doanh nghiệp hiện đang cao hay thấp, nếu các chỉ số trên tăng trưởng cho thấy doanh nghiệp đang hoạt động tốt, đi đúng hướng phát triển và khả năng tăng trưởng tốt trong tương lai và ngược lại.

 

Báo cáo kết quả kinh doanh cũng giúp các nhà đầu tư theo dõi các khoản mục chi phí giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, khấu hao, lãi tiền vay… Nếu các hạng mục này tăng lên thì có thể đánh giá hoạt động quản lý chi phí của doanh nghiệp chưa tốt, khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong tương lai cũng được thể hiện rõ trong báo cáo.

 

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một trong những báo cáo quan trọng của doanh nghiệp. Thể hiện được khả năng tạo ra doanh thu, sinh lời mà mô hình kinh doanh của doanh nghiệp tạo ra.

 

5. Lời kết

 

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Income Statement) là một trong ba báo cáo quan trọng của doanh nghiệp và được nhà đầu tư rất quan tâm. Đánh giá kết quả kinh doanh không chỉ dừng lại ở việc xem xét con số mà còn yêu cầu sự hiểu biết sâu sắc về ngữ cảnh kinh doanh và các yếu tố ảnh hưởng. Bài viết trên đã mô tả chi tiết nội dung của bảng báo cáo kinh doanh của doanh nghiệp. Hy vọng bài viết cung cấp những thông tin cần thiết cho bạn. 

 

Tin tức liên quan

1
Bạn cần hỗ trợ?